Sử dụng bếp từ đúng cách không những đảm bảo an toàn cho người sử dụng mà còn giúp bếp từ tăng cường độ bền và tuổi thọ.
Bài viết này, suachuabeptu.vn sẽ đưa ra 8 điều cần lưu ý để sử dụng bếp từ an toàn. Hãy cùng tham khảo nhé!
8 điều cần lưu ý để biết cách sử dụng bếp từ an toàn
1. Chú ý vị trí lắp đặt bếp từ
Lưu ý đầu tiên về cách sử dụng bếp từ an toàn cực kỳ quan trọng: Vị trí lắp đặt bếp từ thích hợp. Cụ thể:
- Bếp từ phải được lắp trên bề mặt bếp bằng phẳng, chắc chắn, an toàn. Vị trí đặt bếp cách tường tối thiểu 15cm, cách xa các vật dụng xung quanh tối thiểu 5cm. Tuyệt đối không để những vật có tính nhiễm từ mạnh xung quanh bếp từ.
- Chú ý không đặt bếp từ trên thảm, tấm kim loại, sẽ khiến bếp không tỏa nhiệt được, nhanh hỏng bếp.
- Nhiệt độ lý tưởng trong gian bếp đặt bếp từ khoảng 20 – 40 độ C. Không nên dùng bếp từ trong điều kiện không khí bí bách, nhiệt độ phòng quá cao hoặc nơi quá ẩm ướt,… sẽ khiến các linh kiện của bếp từ nhanh hỏng.
- Bếp từ hoạt động được cần phải có dòng điện. Cho nên cần lắp đặt bếp từ ở vị trí thuận tiện để cắm nguồn điện. Và tốt nhất nên dùng một nguồn điện riêng biệt cho bếp từ vì nó là thiết bị có công suất lớn.
- Ngoài ra, bạn cũng chú ý lắp bếp từ ở vị trí ngoài tầm với của trẻ em để đảm bảo an toàn hơn trong quá trình sử dụng; (mặc dù đa số bếp từ hiện nay đã có tính năng khóa trẻ nhỏ; nhưng vẫn nên phòng ngừa sự cố ngoài ý muốn).
2. Cách sử dụng bếp từ an toàn về nguồn điện
Tùy vào từng hãng sản xuất, bếp từ sẽ có định mức dòng điện khác nhau từ 100 – 200V; vậy nên khi mua bếp từ bạn phải nắm rõ thông số này để chuẩn bị nguồn điện áp phù hợp; ổn định và an toàn cho bếp từ.
![cách sử dụng bếp từ an toàn](https://suachuabeptu.vn/wp-content/uploads/2021/08/cach-su-dung-bep-tu-an-toan-1.jpg)
Với công suất lớn 1800 – 2200 W, bếp từ cần phích cắm riêng có dung lượng trên 15 A; dây dẫn có tiết diện trên 2.5 mm vuông để sử dụng an toàn.
Tiếp theo, bạn cũng cần kiểm tra lại hệ thống điện trong gia đình nhất là công tơ điện xem có chịu tải được không khi lắp thêm bếp từ. Tốt nhất nên trang bị ổn áp cho hệ thống điện gia đình để không chỉ sử dụng bếp từ mà toàn bộ hệ thống điện đều được dùng an toàn, tiết kiệm; tránh tối đa sự cố chập điện, cháy nổ.
3. Lắp đặt bếp từ đúng cách
Bếp từ là thiết bị điện công suất cao, có thể đến hơn 4000W; vậy nên tốt nhất hãy trang bị dây điện 3mm, 1 cầu dao và dây tiếp đất để đảm bảo an toàn tối đa khi sử dụng bếp.
- Dây điện 3mm: Đủ sức chịu tải cho các thiết bị điện trong gia đình kể cả bếp từ, mang đến hiệu quả và an toàn cho người sử dụng.
- Cầu dao DC 30A: Đây là aptomat tự động, đảm bảo tính an toàn cao cho dòng điện và thiết bị điện trong gia đình. Nó tự động ngắt điện khi phát hiện sự cố chập điện, tự ngắt dòng điện khi quá tải hay có người chạm tay vào dòng điện.
- Dây nối đất: Là phương pháp giải quyết điện rò rỉ ra ngoài bếp từ (và tất cả thiết bị điện) tốt nhất hiện nay.
4. Sử dụng bếp từ đúng công suất quy định
Bếp từ có công suất cao, có thể sinh nhiệt lớn và làm nóng cực kỳ nhanh cho nên nếu như bạn lập tức dùng công suất cao nhất để nấu đồ ăn và quên giảm xuống mức bình thường sẽ gây nguy hại cho bếp và nguy hiểm cho người dùng trong trường hợp bếp không thể tự ngắt khi quá nhiệt.
![sử dụng bếp từ](https://suachuabeptu.vn/wp-content/uploads/2021/08/cach-su-dung-bep-tu-an-toan-2.jpg)
Vậy nên, cách sử dụng bếp từ an toàn về công suất chính là hãy dùng mức nhiệt nhỏ nhất; sau đó tăng từ từ đến nhiệt độ thích hợp.
5. Thường xuyên chú ý trong quá trình đun nấu
Mặc dù bếp từ có nhiều tiện ích hiện đại và an toàn nhưng nó có khả năng gia nhiệt quá nhanh; nên rất dễ khiến đồ ăn bị cháy, trào ra ngoài gây hỏng bếp, nguy hiểm cho người dùng.
Vì vậy, cách sử dụng bếp từ an toàn tốt nhất nên đứng túc trực bên bếp;d để quan sát quá trình nấu nướng, nếu có sự cố gì chúng ta cũng lập tức phản ứng kịp thời.
6. Cách sử dụng bếp từ an toàn về cách ngắt nguồn điện đúng cách
Nhiều người có thói quen rút dây nguồn điện của bếp từ ngay khi vừa nấu xong. Lần tới bạn đừng làm như vậy nữa mà hãy làm cách này:
![sử dụng bếp từ](https://suachuabeptu.vn/wp-content/uploads/2021/08/cach-su-dung-bep-tu-an-toan-3.jpg)
- Bước 1: Điều chỉnh công suất bếp dần về mức thấp nhất (nên làm trong khi thức ăn chưa chín hẳn để tiết kiệm điện).
- Bước 2: Ấn nút OFF.
- Bước 3: Đợi khoảng 15 phút để quạt tản nhiệt thổi nguội các linh kiện bên trong bếp, sau đó rút dây nguồn điện.
7. Vệ sinh bếp từ đúng cách
Sau mỗi lần nấu nướng, bạn chờ bếp ổn định lại khoảng 15 phút và bắt đầu vệ sinh, lau chùi, dọn dẹp; để loại bỏ mảng bám thức ăn và cũng là một bước kiểm tra xem bếp từ có vấn đề gì không và có cách sửa chữa kịp thời.
![vệ sinh bếp từ](https://suachuabeptu.vn/wp-content/uploads/2021/08/cach-su-dung-bep-tu-an-toan-4.jpg)
8. Khi nào nên sửa chữa bếp từ?
Mặc dù có rất nhiều tính năng ưu việt, độ an toàn cao và bền bỉ nhưng cũng như bất cứ thiết bị điện nào khác. Trong quá trình sử dụng, bếp từ cũng có thể xảy ra sự cố bất ngờ. Trong một số trường hợp dưới đây bạn phải kiểm tra và sửa chữa bếp từ:
- Bếp không làm nóng nồi nấu dù đã dùng đúng nồi, đặt đúng vị trí.
- Bếp tự động ngắt điện.
- Mặt bếp sinh nhiệt cao bất thường trong quá trình nấu.
- Bếp phát ra tiếng kêu bất thường khi hoạt động.
- Báo lỗi không chính xác liên tục trong quá trình nấu.
Đảm bảo cách sử dụng bếp từ an toàn trên đây; chắc chắn bạn sẽ có những giây phút nấu nướng vui vẻ cùng chiếc bếp từ sang trọng và hiện đại; lại vừa đảm bảo an toàn cũng như tuổi thọ của bếp.
Trả lời