Ngày nay nhiều gia đình bắt đầu yêu thích bếp từ vì ít gây nguy hiểm lại cực kỳ tiện dụng. Tuy nhiên có một điểm khá hạn chế là bếp từ rất hay bị lỗi trong quá trình sử dụng. Vậy những lỗi thường gặp ở bếp từ là gì, nguyên nhân do đâu và khắc phục như thế nào? Cùng theo dõi những hướng dẫn dưới đây bạn nhé!
Những lỗi thường gặp ở bếp từ
Bếp từ được trang bị nhiều tính năng hiện đại giúp việc nấu nướng trở nên thuận tiện hơn, tốc độ hơn, thoải mái hơn gấp nhiều lần so với bếp thường. Tuy nhiên, có một điều khá phiền, chỉ cần bạn dùng bếp không đúng cách sẽ bị báo lỗi và ngừng hoạt động.
Dù bếp từ đến từ nhiều thương hiệu khác nhau nhưng mã lỗi thì khá giống nhau. Và có nhiều lỗi bạn chỉ cần khắc phục tại nhà là được; để không mất thời gian và chi phí cho việc gọi thợ sửa bếp từ
Vậy thì cụ thể những lỗi thường gặp ở bếp từ là gì?
- E0: Không có nồi trên bếp, nồi không thích hợp.
- E1: Bếp từ quá nhiệt.
- E2: Lỗi liên quan đến vùng nấu hoặc cảm biến. Chủ yếu do đáy nồi nhỏ hơn vùng nấu, hoặc không có thức ăn trong nồi.
- E3: Nguồn điện <170V
- E4: Nhiệt độ nồi >280 độ C, dòng điện quá mức
- E5: Bộ phận cảm biến nhiệt IGBT bị quá tải. Nghĩa là bạn đã nấu ăn trên bếp từ quá lâu
- E6: Cảm biến nhiệt trục trặc (tắt, lỏng) hoặc nhiệt độ đáy nồi quá cao
- E7: Lỗi ở quạt tản nhiệt
- EF: Bề mặt bếp đang bị ướt, không thể sinh nhiệt được.
- AD: Nồi quá nóng, hoặc đáy nồi không phẳng không tiếp xúc tốt với bếp
Nguyên nhân gây những lỗi thường gặp ở bếp từ và cách khắc phục
Vậy những lỗi thường gặp ở bếp trên đây nên xử lý như thế nào? Khi nào cần gọi cho thợ sửa? Cùng chúng tôi tìm hiểu một số nguyên nhân và cách khắc phục dưới đây!
1. Nguyên nhân và khắc phục lỗi E0 của bếp từ
Lỗi E0 cảnh báo không có nồi trên bếp hoặc nồi không tương thích. Vậy thì cách khắc phục rất đơn giản.
– Bạn có thể đặt nồi lên bếp. Và nhớ đặt đúng vùng nấu.
– Nếu bếp vẫn báo lỗi thì hãy kiểm tra lại nồi có nhiễm từ không. Dùng cục nam châm nhỏ để vào đáy nồi, nếu đáy nồi hút chặt viên nam châm thì dùng được.
2. Nguyên nhân và khắc phục lỗi E1 của bếp từ
Nếu màn hình LED của bếp từ báo lỗi này thì bạn cần tắt bếp ngay. Sau đó đặt nồi nấu ra khỏi bếp. Kiểm tra xem quạt tản nhiệt có ổn không, có mắc kẹt vật gì không. Nếu có thì gỡ ra. Hoặc không có thì vẫn cứ để bếp nghỉ khoảng 10 phút rồi nấu lại bình thường.
3. Nguyên nhân và khắc phục lỗi E2 của bếp từ
Đối với lỗi này, hãy lập tức cho thức ăn vào nồi ngay. Nếu làm rồi mà bếp vẫn báo lỗi vậy thì hãy tắt bếp. Đợi bếp và nồi nguội bớt rồi tiếp tục nấu nướng.
4. Nguyên nhân và khắc phục lỗi E3 của bếp từ
Một trong những lỗi thường gặp ở bếp từ phổ biến nhất là E3. Khi bếp của bạn dính lỗi này hãy tắt bếp lập tức. Sau đó kiểm tra lại nguồn điện, cầu chì và bộ phận ngắt mạch. Bởi vì lỗi E3 xuất hiện khi dòng điện trong nhà bạn bị quá tải.
Cách khắc phục đơn giản nhất là thay lại cầu chì và bộ phận ngắt mạch. Rồi mới tiếp tục sử dụng bếp từ.
5. Nguyên nhân và khắc phục lỗi E4 của bếp từ
Với lỗi E4 bạn cần tắt bếp, hạ công suất xuống mức thấp nhất, nhấc nồi ra khỏi bếp. Sau đó kiểm tra lại dòng điện. Nếu dòng điện cũng không có vấn đề gì thì bạn chờ ít nhất 10 phút; cho bếp nguội bớt rồi mới tiếp tục nấu ăn.
6. Nguyên nhân và khắc phục lỗi E5 của bếp từ
Cách xử lý lỗi E5 rất đơn giản, bạn chỉ cần tắt bếp; sau đó chờ bếp nguội hẳn rồi tiếp tục công việc nấu nướng dang dở của bạn.
7. Nguyên nhân và khắc phục lỗi E6 của bếp từ
Khi bếp quá nhiệt và báo lỗi E6, bạn lập tức tắt bếp; nhấc nồi ra để mặt bếp được thông thoáng. Sau khi bếp nguội hẳn thì bắt đầu đun nấu trở lại.
8. Nguyên nhân và khắc phục lỗi E7 của bếp từ
Thường thì quạt thông gió gặp trục trặc bếp từ sẽ báo lỗi E7. Bạn có thể xử lý bằng cách tắt bếp, kiểm tra lỗ thông gió. Nếu thấy có dị vật mắc vào, bạn cần tắt nguồn điện, sau đó lấy dị vật ra rồi bật bếp dùng lại bình thường. Trường hợp quạt thông gió không gặp vấn đề gì mà vẫn có lỗi E7 thì bạn vẫn chờ vài phút rồi tiếp tục nấu ăn trở lại.
9. Nguyên nhân và khắc phục lỗi EF của bếp từ
Để xử lý lỗi EF trên bếp từ bạn cần tắt bếp, nhấc nồi nấu ra khỏi bếp. Sau đó dùng khăn mềm sạch và khô lau sạch bề mặt bếp. Chờ cho vùng nấu khô ráo, và bạn có thể tiếp tục đun nấu.
10. Nguyên nhân và khắc phục lỗi AD của bếp từ
Với mã lỗi AD bạn cần tắt bếp, kiểm tra lại nồi nấu xem có đúng chất liệu, kích thước không; nồi nấu đã đặt đúng vùng nấu hay chưa. Nếu bề mặt bếp dơ bẩn hoặc có vật cản bạn hãy vệ sinh mặt bếp thật sạch rồi mới tiếp tục sử dụng.
Trên đây là những lỗi thường gặp ở bếp từ khiến việc nấu nướng của bạn bị gián đoạn. Bạn có thể tự khắc phục ngay tại nhà để có thể không làm chậm bữa ăn của gia đình. Chúc bạn sử dụng bếp từ an toàn và hiệu quả !
Trả lời