Ngày nay nhiều chị em chuyển sang dùng bếp từ vì tính thẩm mỹ và những tiện ích tuyệt vời của bếp từ hơn hẳn so với bếp nấu truyền thống. Cũng vì vậy mà số điện mỗi tháng luôn tăng vọt. Vậy có cách nào để tiết kiệm điện trong khi vẫn dùng bếp từ thoải mái hay không?
Hãy cùng chúng tôi khám phá ngay những mẹo nhỏ sử dụng bếp từ tiết kiệm điện hữu ích dưới đây nhé !
Mẹo sử dụng bếp từ tiết kiệm điện dành cho bà nội trợ
Đầu tiên, nên mua bếp từ có tính năng tiết kiệm điện
Cũng giống như tất cả thiết bị điện hiện đại nhất ngày nay thường được trang bị động cơ inverter. Đây là động cơ biến tần có khả năng tiết kiệm điện tốt nhất hiện nay. Vậy nên nếu bạn mua bếp từ có công nghệ này chắc chắn sẽ tiết kiệm điện hơn so với bếp từ thông thường.
Ngoài ra, một số chuyên gia khuyên dùng bếp từ có các tính năng được đánh giá tiết kiệm điện rất hiệu quả như; chức năng nấu nhanh Booster, chức năng hâm nóng Warming; chức năng hầm thông minh Automatic heat up time.
Thứ hai, kiểm tra cẩn thận trước khi dùng bếp
Nếu trước đây bạn hay có thói quen bật bếp rồi mới đặt nồi lên nấu thì bây giờ hãy thử làm ngược lại. Đặt nồi lên bếp, kiểm tra xem đáy nồi đã đúng vị trí vùng nấu chưa; sau đó mới bật bếp, xem có tiết kiệm điện hơn không nhé.
Ngoài ra, trước khi sử dụng bà nội trợ nên tìm hiểu kỹ chiếc bếp của mình; đọc kỹ hướng dẫn sử dụng để biết rõ chức năng của từng nút bấm trên bếp. Hiện nay, bếp từ có nhiều tính năng chiên, nấu, xào, lẩu, hấp,…; với mức nhiệt phù hợp, bạn nên dùng đúng chức năng khi đun nấu không những có thể tiết kiệm điện; mà còn đảm bảo kéo dài tuổi thọ của bếp từ.
Thứ ba, sử dụng bếp từ tiết kiệm điện bằng cách dùng nồi, chảo, dụng cụ nấu ăn phù hợp
Một lưu ý quan trọng để giúp sử dụng bếp từ tiết kiệm điện chính là phải sử dụng nồi có đáy từ để bắt nhiệt, truyền nhiệt tốt nhất. Đó là nồi có những chất liệu nhiễm từ mạnh như inox (ngoại trừ inox 304), nồi tráng men, nồi gang, thép không gỉ,…
Kích cỡ đáy nồi cũng phải phù hợp với vùng nấu; (tốt nhất nên dùng nồi có đường kính đáy > 10cm hoặc đáy tròn của nồi lớn hơn vòng tròn bếp khoảng 2cm); và nhớ đặt đáy nồi đúng vào vùng nấu để đỡ gây chập điện, tiết kiệm điện và cũng tăng tính an toàn.
Đối với các món ninh, hầm, ủ trong thời gian dài tốt nhất nên dùng nồi nấu chuyên dụng để thời gian nấu được rút ngắn; giúp tiết kiệm điện hơn. Ví dụ với món hầm, có thể nấu nhanh 15 – 20 phút; sau đó cho vào nồi ủ để chín đều, cách này có thể giảm đến 85% lượng điện tiêu thụ.
Bạn có thể xem thêm bài viết: Bếp từ nên dùng nồi gì? Bếp từ có kén nồi không? Để chọn nồi nấu phù hợp với bếp từ.
Ngoài ra, dụng cụ xào nấu như đũa, muỗng bạn nên dùng đồ gỗ hoặc kim loại không dẫn nhiệt; vừa đảm bảo an toàn khi sử dụng lại tiết kiệm điện do không lãng phí một lượng nhiệt chuyền qua dụng cụ.
Bạn cũng lưu ý không dùng dụng cụ bằng chất liệu nhựa vì chúng sẽ bị nóng chảy; gây mất an toàn cho thực phẩm.
Thứ tư, điều khiển nhiệt độ thích hợp
Bếp từ có tốc độ gia nhiệt cực nhanh nên chỉ chậm 1 giây cũng có thể khiến đồ ăn cháy khét. Vì vậy, hãy chú ý khi chưa cho đồ ăn vào nồi bạn chỉ mở nhiệt ở mức thấp nhất. Sau đó tăng dần nhiệt đến mức phù hợp và đun nấu. Làm cách này không chỉ giúp an toàn cho thức ăn; cho người nấu mà còn là cách sử dụng bếp từ tiết kiệm điện được nhiều bà nội trợ tin dùng.
Bạn cũng không nên nấu ở nhiệt độ cao quá lâu; dù nhiệt độ càng cao thì thức ăn càng nhanh chín nhưng cũng kéo theo tốn điện cực nhiều. Vì vậy, chỉ nên dùng mức nhiệt tối đa – công suất tối đa trong trường hợp cần nấu lượng thức ăn nhỏ trong thời gian cấp tốc. Ngoài ra, trường hợp thông thường chỉ nên dùng mức nhiệt trung bình là vừa đủ.
Đối với một số món ăn như cháo, canh, hầm, ninh,…; bạn có thể tắt bếp trước vài phút chờ đồ ăn chín tới là vừa; có thể tiết kiệm điện vì nồi vẫn còn nóng lâu thêm vài phút nữa. Tuy nhiên, với những món chiên, xào cần nhiệt lượng ổn định thì cách này không làm được.
Thứ năm, sử dụng bếp từ tiết kiệm điện bằng vệ sinh bếp từ đúng cách
Bếp từ nên được thường xuyên vệ sinh lau chùi ngay sau khi nấu chín thức ăn. Cách làm đúng là bạn chờ cho bếp nguội hẳn (mất tầm 15 phút) sau đó lau chùi với khăn mềm và dung dịch tẩy rửa chuyên dụng.
Vệ sinh kỹ càng mặt trên và mặt dưới của bếp, nhất là ở cửa sổ quạt thông gió để giúp bếp tăng cường độ bền; gia tăng tuổi thọ và cũng tiết kiệm điện hơn so với một bếp lâu ngày không được làm sạch.
Với một số mẹo sử dụng bếp từ tiết kiệm điện trên đây bạn sẽ giảm đáng kể lượng điện năng tiêu thụ cho gia đình mình đấy !
Trả lời